Trong thời kỳ hiện nay, nền kinh tế ngày càng biến đổi nhanh chóng tạo ra nhiều cơ hội tiềm năng phát triển vượt bậc cho mỗi quốc gia. Nếu bạn lựa chọn theo đuổi ngành kinh tế thì đây là lúc thích hợp nhất.
Đặc biệt, Hàn Quốc – một trong bốn “cường quốc kinh tế” của Châu Á, thường là điểm đến ưu tiên của các bạn trẻ khi quyết định du học ngành kinh tế. Cùng Monday tìm hiểu vì sao nên chọn du học Hàn Quốc ngành kinh tế ngay sau đây để tiếp thêm động lực theo đuổi đam mê nhé!

Tổng quan về ngành kinh tế
Ngành kinh tế là một phần quan trọng của nền kinh tế, chuyên về việc sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Trong quá khứ, nền kinh tế nước ta vẫn còn nghèo nàn và hoạt động kinh tế thường có quy mô nhỏ với hai ngành kinh tế quan trọng nhất là nông nghiệp và thương mại.
Hiện nay, để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, người ta thường dựa vào chỉ số phát triển của nền kinh tế. Dựa trên kết quả thống kê, Hàn Quốc đang là một trong những nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam. Những tập đoàn lớn như Samsung, LG,… đã đặt nhà máy tại Bắc Ninh, Thái nguyên và nhiều nơi khác đã kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp của Hàn Quốc sang nước ta hợp tác làm ăn.
Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xứ sở kim chi đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc du học Hàn Quốc ngành Kinh tế. Vào năm 2017, số lượng du học sinh Việt Nam đang theo học đại học tại Hàn Quốc tăng đáng kể.
Báo cáo thống kê này cho thấy có đến hơn 60% sinh viên lựa chọn du học ngành kinh tế ở Hàn Quốc, bao gồm Quản trị kinh doanh, Kinh tế quốc tế, Kinh tế học, Kế toán, Thương mại quốc tế, Quản trị khách sạn và nhiều ngành khác. Điều này cho thấy sự quan tâm và sự phổ biến của ngành Kinh tế trong cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc.

Lý do nên chọn du học Hàn Quốc ngành kinh tế
Có thể nói, ngành kinh tế là kim chỉ nam cho những quốc gia đang phát triển như nước chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, việc học tập và trau dồi trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, tham vọng của các bạn trẻ hiện nay. Do đó, các bạn lựa chọn con đường du học Hàn Quốc ngành kinh tế với những ưu điểm như sau:
Hàn Quốc là một trong bốn “cường quốc kinh tế” Châu Á
Được ví là con rồng Châu Á, Hàn Quốc dựa trên sự phát triển vượt bậc, đột phá đáng kinh ngạc từ năm 1960, trở thành cường quốc công nghiệp và dịch vụ hàng đầu. Hiện nay, nền kinh tế Hàn Quốc đứng thứ 12 trên thế giới, với GDP tổng cộng 2,14 nghìn tỷ USD và GDP đầu người 41,35 nghìn USD vào năm 2018 (theo IMF DataMapper).
Không những vậy, theo Quỹ Tiền Tệ Thế Giới IMF năm 2019, Hàn Quốc là một trong 15 quốc gia giàu có nhất thế giới với hàng trăm ngàn công ty lớn nhỏ được quản trị xuất sắc. Đất nước này còn nằm trong TOP 9 quốc gia có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới (Báo Cáo 01/ 2020, Ngân hàng Quốc gia Hàn Quốc). Với thành công này, Hàn Quốc đã trở thành một mô hình lý tưởng cho quốc gia phát triển, bắt đầu từ một trong những nước thuộc “Thế giới thứ Ba”.

Du học Hàn Quốc ngành kinh tế với môi trường đào tạo chuẩn quốc tế
Kinh tế luôn là lĩnh vực hấp dẫn và trở thành xu hướng hiện nay, khi nằm trong những ngành được các công ty ưu tiên tuyển dụng nhiều nhất. Du học Hàn Quốc ngành kinh tế giúp bạn được tiếp xúc với kiến thức không chỉ trên trường lớp, mà còn học ở một nền kinh tế hàng đầu.
Ngoài ra, bạn sẽ trải nghiệm môi trường chuyên nghiệp và có cơ hội thực hành tại các tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế như Samsung, Hyundai Motor, Posco, Shinhan Financial Group,…
Du học Hàn Quốc ngành kinh tế rất đa dạng, với các trường đại học hàng đầu như top SKY đến các trường dạy 100% bằng tiếng Anh với những học bổng hấp dẫn. Giá trị bằng cấp và thứ hạng của các trường đại học Hàn Quốc thường tương đương hoặc thậm chí cao hơn nhiều so với các trường đại học tại các quốc gia nói tiếng Anh như Anh, Úc, Mỹ,…
Điều quan trọng là học phí tại các trường lớn ở Hàn Quốc thường chỉ bằng 1/2 so với các trường tương tự ở các quốc gia nói tiếng Anh và phí sinh hoạt thậm chí chỉ bằng 1/5.

Điều kiện tuyển sinh du học ngành kinh tế
Để đủ điều kiện đi du học Hàn Quốc ngành kinh tế, bạn cần đáp ứng đủ các yêu cầu sau sau:
- Tốt nghiệp THPT không quá 2 năm với GPA từ 6.5 trở lên.
- Độ tuổi từ 18 – 27 (một số trường hợp cao hơn như Thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư vẫn được chấp nhận).
- Có giấy khám sức khỏe đạt tiêu chuẩn du học Hàn.
- Có khả năng chứng minh tài chính, thường thì từ 10,000 USD đến 20,000 USD.
- Có chứng chỉ Topik 3 trở lên hoặc chứng chỉ tiếng Anh dựa trên yêu cầu của trường.
- Không thuộc diện cấm nhập cảnh Hàn Quốc hoặc cấm xuất cảnh Việt Nam.
Ngoài ra như đã nhắc đến phía trên, chi phí du học Hàn Quốc ngành kinh tế không quá cao và bạn có thể làm thêm để tăng thu nhập trong thời gian học. Để biết thông tin chi tiết về chi phí du học Hàn Quốc ngành kinh tế bạn vui lòng liên hệ Monday để được tư vấn từng trường và thời điểm cụ thể.

Các môn học ở Hàn Quốc khi du học ngành kinh tế
Du học Hàn Quốc ngành kinh tế, bạn sẽ học nhiều môn quan trọng và đa dạng. Mục đích để các bạn sinh viên hiểu biết về nền kinh tế, kỹ năng phân tích và khả năng quản lý. Dưới đây là những môn học phổ biến tại một số ngành kinh tế ở Hàn Quốc được giảng dạy trong chương trình đào tạo tại các trường:
- Nguyên lý Kinh tế học (Economics Principles): Môn học nhập môn, giới thiệu các khái niệm cơ bản của kinh tế học vi mô và vĩ mô, bao gồm cung và cầu, thị trường, GDP, lạm phát, thất nghiệp, chính sách kinh tế,…
- Kinh tế học Vi mô (Microeconomics): Đi sâu vào hành vi của các tác nhân kinh tế cá nhân như hộ gia đình, doanh nghiệp, và cách họ đưa ra quyết định trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Các chủ đề chính bao gồm lý thuyết người tiêu dùng, lý thuyết sản xuất, cấu trúc thị trường, phúc lợi kinh tế,…
- Kinh tế học Vĩ mô (Macroeconomics): Nghiên cứu về nền kinh tế ở cấp độ tổng thể, tập trung vào các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, chu kỳ kinh doanh, lạm phát, thất nghiệp, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
- Toán cao cấp cho Kinh tế (Mathematics for Economics): Trang bị các công cụ toán học cần thiết cho việc phân tích kinh tế, bao gồm giải tích, đại số tuyến tính, tối ưu hóa, phương trình vi phân,…
- Thống kê Kinh tế (Statistics for Economics): Cung cấp kiến thức và kỹ năng về thống kê mô tả, thống kê suy diễn, hồi quy và các phương pháp thống kê khác để phân tích dữ liệu kinh tế và đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng.
- Nhập môn Kinh tế lượng (Introduction to Econometrics): Giới thiệu các phương pháp kinh tế lượng cơ bản để ước lượng các mối quan hệ kinh tế và kiểm định các giả thuyết kinh tế bằng dữ liệu thực tế.
- Kinh tế Chính trị (Political Economy): Phân tích mối quan hệ tương tác giữa kinh tế và chính trị, nghiên cứu cách các thể chế chính trị và các yếu tố chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và ngược lại.
- Lịch sử Kinh tế (Economic History): Tìm hiểu về sự phát triển của kinh tế thế giới và kinh tế Hàn Quốc qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và bối cảnh của các vấn đề kinh tế hiện tại.
- Luật Kinh tế (Business Law): Giới thiệu các khái niệm pháp lý cơ bản liên quan đến kinh doanh và kinh tế, bao gồm luật hợp đồng, luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật sở hữu trí tuệ,…
Ngoài ra còn có các môn học nâng cao mà tùy theo chuyên ngành bạn chọn:
- Kinh tế Phát triển (Development Economics): Nghiên cứu các vấn đề kinh tế của các nước đang phát triển, bao gồm tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, bất bình đẳng, phát triển con người, thương mại quốc tế và viện trợ phát triển.
- Kinh tế Quốc tế (International Economics): Phân tích các vấn đề kinh tế liên quan đến thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, tỷ giá hối đoái, chính sách thương mại, hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hóa.
- Kinh tế Tiền tệ và Tài chính (Monetary and Financial Economics): Nghiên cứu về hệ thống tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường vốn, ngân hàng trung ương, chính sách tiền tệ, quản lý rủi ro tài chính và các vấn đề liên quan đến tiền tệ và tài chính quốc tế.
- Kinh tế Công cộng (Public Economics): Phân tích vai trò của chính phủ trong nền kinh tế, bao gồm chi tiêu công, thuế, phúc lợi xã hội, hàng hóa công cộng, ngoại ứng, và các vấn đề liên quan đến hiệu quả và công bằng trong phân bổ nguồn lực công.
- Kinh tế Lao động (Labor Economics): Nghiên cứu về thị trường lao động, bao gồm cung và cầu lao động, tiền lương, việc làm, thất nghiệp, phân biệt đối xử trên thị trường lao động, chính sách thị trường lao động và các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực.
- Kinh tế Môi trường (Environmental Economics): Phân tích các vấn đề kinh tế liên quan đến môi trường, bao gồm ô nhiễm, biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên thiên nhiên, chính sách môi trường và phát triển bền vững.
- Kinh tế Nông nghiệp (Agricultural Economics): Nghiên cứu về ngành nông nghiệp, bao gồm sản xuất nông nghiệp, thị trường nông sản, chính sách nông nghiệp, phát triển nông thôn và các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.
- Kinh tế Đô thị (Urban Economics): Phân tích các vấn đề kinh tế của đô thị, bao gồm quy hoạch đô thị, thị trường nhà đất, giao thông đô thị, tội phạm đô thị, nghèo đói đô thị và các vấn đề liên quan đến phát triển đô thị bền vững.
- Dự báo Kinh tế (Economic Forecasting): Cung cấp các phương pháp và kỹ thuật dự báo kinh tế, giúp bạn có khả năng dự đoán các biến số kinh tế quan trọng như GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái,…
- Luận văn Tốt nghiệp (Capstone Project/Thesis): Sinh viên thường phải thực hiện một dự án nghiên cứu độc lập hoặc viết luận văn tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của giảng viên, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để giải quyết một vấn đề kinh tế cụ thể.
Những môn học này giúp các bạn du học Hàn Quốc ngành kinh tế xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu và tham gia vào lĩnh vực này, quản lý tài chính và đưa ra các quyết định một cách chính xác, hữu hiệu nhất trong mọi tình huống.

Cơ hội việc làm khi du học Hàn Quốc ngành kinh tế
Kinh tế là một trong những ngành học không thể thiếu đối với sự phát triển của một quốc gia. Thực tế đã chứng minh rằng, người học ngành kinh tế thường có cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp với mức lương cao hơn so với các ngành khác, đặc biệt là những bạn du học Hàn Quốc ngành kinh tế nhờ có kinh nghiệm học tập trong môi trường phát triển và sôi động.
Ngoài ra, lĩnh vực Kinh tế ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Với GDP năm 2020 khoảng 341 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP là 2,91%. Mức thất nghiệp thấp chỉ có 4%. Trong đó, các ngành kinh tế như Tài chính – Ngân hàng và Marketing chiếm tỉ lệ tuyển dụng cao. Những con số trên thể hiện tiềm năng và sự phát triển của lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sau khi tốt nghiệp.
Sau khi du học Hàn Quốc ngành kinh tế và hoàn thành chương trình cử nhân, bạn có thể làm việc tại các công ty và doanh nghiệp hàng đầu cả tại Việt Nam và Hàn Quốc như LG, Samsung, Hyundai, Lotte và nhiều tập đoàn khác.
Hoặc bạn dễ dàng tìm kiếm việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm ngân hàng, tài chính, tiếp thị, quản lý và bán hàng, quản trị tài chính – kế toán, kinh doanh tiền tệ, thẩm định dự án, bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán và đầu tư tại các tổ chức tài chính, các công ty kinh doanh trong nước và các công ty đa quốc gia.
Các vị trí khác như giao dịch viên và chuyên viên tín dụng, kế toán và kiểm toán trong các công ty và doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng rất phổ biến. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc như nhân viên kinh doanh chứng khoán và đầu tư tại các tổ chức tài chính như ngân hàng, quỹ đầu tư, và các công ty bảo hiểm.

Các trường đại học đào tạo ngành kinh tế tại Hàn Quốc uy tín theo khu vực
Hầu hết các trường đại học tại Hàn Quốc đều nổi tiếng với chương trình giảng dạy chuyên ngành kinh tế đa dạng, chất lượng cao. Du học Hàn Quốc ngành kinh tế không chỉ đem lại cho bạn cơ hội tiếp xúc với cơ sở vật chất hiện đại, mà còn nhận được sự hướng dẫn chuyên nghiệp từ các giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, học tập trong môi trường giảng dạy tiên tiến sẽ giúp bạn phát triển đam mê và khả năng của bản thân một cách tối đa. Dưới đây là một số trường hàng đầu trong việc đào tạo du học Hàn Quốc ngành kinh tế theo khu vực mà bạn có thể tham khảo (để hiểu rõ hơn từng trường thì bạn hãy nhấp vào từng trường để xem chi tiết):
- Khu vực Seoul:
- Đại học Quốc gia Seoul (Seoul National University – SNU)
- Đại học Korea (Korea University)
- Đại học Yonsei (Yonsei University)
- Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST – Korea Advanced Institute of Science and Technology)
- Đại học Kyung Hee (Kyung Hee University)
- Đại học Sungkyunkwan (Sungkyunkwan University)
- Đại học Hanyang (Hanyang University)
- Khu vực Incheon:
- Đại học Quốc gia Incheon (Incheon National University)
- Khu vực Busan:
- Đại học Quốc gia Pusan (Pusan National University)
- Khu vực Daegu:
- Đại học Quốc gia Kyungpook (Kyungpook National University)
- Khu vực Daejeon:
- Đại học Quốc gia Chungnam (Chungnam National University)
- Đại học Quốc gia Chonnam (Chonnam National University)
- Khu vực Jeonju:
- Đại học Quốc gia Jeonbuk (Jeonbuk National University)
- Khu vực Ulsan:
- Đại học Quốc gia Ulsan (Ulsan National Institute of Science and Technology – UNIST)
- Khu vực Daejeon:
- Đại học Quốc gia Chungnam (Chungnam National University)
- Khu vực Gyeonggi:
- Đại học Quốc gia Gyeonggi (Gyeonggi National University)
- Khu vực Gangwon:
- Đại học Quốc gia Kangwon (Kangwon National University)
- Khu vực Chungcheong:
- Đại học Quốc gia Chungbuk (Chungbuk National University)
- Khu vực Gyeongsang:
- Đại học Quốc gia Gyeongsang (Gyeongsang National University)
Nếu bạn đang mơ ước về một tương lai trong lĩnh vực kinh tế và muốn trải nghiệm cuộc sống học tập tại một trong những quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới, du học Hàn Quốc ngành kinh tế là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Đừng ngần ngại bắt đầu cuộc hành trình này và chinh phục những cơ hội mới mẻ tại Hàn Quốc bằng cách liên hệ Du học Hàn Quốc Monday hoặc để thông tin vào biểu mẫu bên dưới để được tư vấn và giải đáp tận tình nhất nhé!